1. Cùng địa vị xã hội
Khi bắt đầu một mối quan hệ, những sự khác biệt này thường không được chú ý vì các bạn đang yêu đương sâu sắc và chẳng nhận thấy sự mâu thuẫn. Nhưng hãy suy nghĩ về việc đối tác của bạn được nuôi dưỡng theo một cách khác, họ có thái độ không giống bạn về những điều đơn giản và, bởi vì điều này, họ sẽ không hiểu được hết về bạn. Nếu cả hai vẫn muốn ở bên nhau thì cần học cách điều chỉnh, học hỏi lẫn nhau. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu môi trường nuôi dưỡng của cả hai có phần giống nhau.
2. Có khiếu hài hước tương đồng
Sẽ thật tuyệt vời khi bạn hiểu những câu chuyện cười của đối tác làm gì và khi bạn thấy người đó cũng thích các câu chuyện vui của bạn. Đôi khi, khiếu hài hước là điều duy nhất giúp cho cuộc sống gia đình "dễ thở". Vì vậy, nếu hai bạn đang có cùng "tần số", cơ hội tạo dựng cuộc sống hạnh phúc bên nhau là 90%.
3. Cùng quan điểm nuôi dạy con
Khi một cặp vợ chồng quyết định có con, điều này đồng nghĩa với mối quan hệ của họ ổn định. Tuy nhiên, có một số vấn đề tiền ẩn ở đây - bạn có thể nghĩ rằng một đứa trẻ là đủ, trong khi đối tác của bạn lại muốn có hai con hoặc hai người kỳ vọng những điều khác nhau về sức khỏe cho bọn trẻ. Tốt hơn là bạn nên thảo luận những điều này trước (không nhất thiết phải nói ở buổi hẹn hò đầu tiên) để có ý tưởng về những gì bạn sẽ phải đối mặt trong tương lai.
4. Quan điểm tài chính giống nhau
Rất khó cho những người không quen với việc lập ngân sách của mình để tìm tiếng nói chung với người làm việc hàng ngày cùng những giao dịch mua bán. Chủ đề tài chính nhạy cảm và đó là lý do tại sao cuộc sống sẽ tốt hơn nếu bạn có thể chia sẻ với người đồng quan điểm. Ngược lại, đây có thể là nguyên nhân số 1 dẫn đến các cuộc ly hôn.
Sẵn sàng chia sẻ công việc nhà với nhau cũng là một điều cần có để hôn nhân hạnh phúc. (Ảnh minh họa) |
5. Chung ý kiến về các công việc nhà
Để tránh sự mâu thuẫn vì công việc nhà không được chia sẻ với nhau, hãy thảo luận vấn đề này ít nhất một tháng trước khi kết hôn. Nếu bạn là một người cầu toàn, luôn giữ đồ đạc ngăn nắp, có tổ chức và đối tác của bạn lại, thậm chí, chẳng biết tủ quần áo ở đâu, đó là điều cần suy nghĩ.
6. Có cùng nhu cầu 'thân mật'
Điều này rất đơn giản - bạn sẽ không hào hứng nếu phát hiện ra rằng nhu cầu thân mật của bạn không được thực hiện thường xuyên. Tốt hơn là nên đợi một lúc cho đến khi hưng phấn nguội đi và suy xét sự ham muốn của cả hai tương đồng bao nhiêu.
7. Có cùng những ưu tiên cho cuộc sống
Rất khó để hai người với những ưu tiên khác nhau có thể sống chung với nhau. Nếu vợ của bạn muốn cống hiến cho gia đình và bạn không thể là người duy nhất đi làm để trang trải kinh tế, hãy tìm một sự thỏa hiệp. Nếu bạn chưa sẵn sàng cho sự sắp xếp này thì đó có thể là một điều cần cân nhắc trước khi bắt đầu mối quan hệ.
8. Cả hai bạn đã sẵn sàng cho một tương lai chung
Nếu bạn đã sẵn sàng cho một cuộc sống gia đình nhưng đối tác của bạn tiếp tục trì hoãn việc cầu hôn bạn, điều đó thật đáng thất vọng. Khi bắt đầu một mối quan hệ, tốt hơn là nên xem xét kỹ hơn đối tác của bạn và tìm hiểu xem liệu anh ấy có những ưu tiên giống bạn hay không. Anh ấy có muốn những điều như bạn làm không? Nếu câu trả lời là có thì bạn có thể bắt đầu mối quan hệ mà không có bất kỳ nghi ngờ nào.
9. Hai bạn cảm thấy thích thú khi ở bên nhau
Khi đã ở trong một mối quan hệ lâu dài, bạn bắt đầu cảm thấy như bạn hiểu đối tác của mình từ trong ra ngoài. Ở giai đoạn này, điều quan trọng là dành thời gian bên nhau. Ví dụ, bạn có thể đi xem phim cùng nhau, thưởng thức bữa tối dưới ánh nến hoặc đi dạo... bất kỳ hoạt động nào cũng khiến cả hai cảm thấy thoải mái.
10. Bạn không cố gắng thay đổi lẫn nhau
Điều này liên quan đến những người, khi bắt đầu mối quan hệ của họ, nghĩ rằng: "Tôi không thích tính cách của người ấy lắm, nhưng tôi sẽ có thể thay đổi người ấy". Bạn có thể sẽ truyền cảm hứng cho anh ấy để thay đổi, nhưng nếu có điều gì đó mà bạn thực sự không thích và bạn nghĩ rằng bạn sẽ có thể sửa nó, đừng bắt đầu mối quan hệ. Bạn cảm thấy thế nào nếu ai đó cố gắng biến bạn thành một người khác?