Trong cuộc sống gia đình đôi khi có những tranh cãi những xung đột, tuy nhiên cả hai bên đều muốn bày tỏ những ý kiến trên tinh thần xây dựng nhưng đôi khi có những điều khiến bạn mất kiểm soát những cảm xúc, những suy nghĩ và kết thúc cuộc tranh luận với một sự thất vọng, đôi khi gây bất hòa... Sau đây là một số bí quyết để giảm bớt căng thẳng khi giải quyết những xung đột gia đình.
Trong cuộc tranh luận đôi khi chỉ cần lắng nghe và thấu hiểu (Ảnh minh họa) |
- Đừng buộc tội cho nhau
Trong một cuộc tranh cãi nếu bạn bắt đầu cuộc tranh luận với những lời lẽ trách móc, buộc tội thì đó là điều không nên có vì sẽ gây phản ứng tự vệ của người đối thoại. Hãy nên đưa ra những lý lẽ, những suy nghĩ của mình hơn là “tấn công”!
- Hãy lắng nghe
Trong cuộc tranh luận đôi khi chỉ cần lắng nghe và thấu hiểu. Thay vì đưa ra những lời giải thích hay những lời biện minh…, điều quan trọng để tạo nên sự thấu hiểu lẫn nhau là bạn hãy cố gắng lắng nghe người đối diện với tất cả sự quan tâm chú ý. Có thể bạn không đồng ý với những ý kiến đó nhưng những điều tranh luận bạn hãy nên tiếp thu.
- Không có ai là sai hay đúng hoàn toàn!
Trong cuộc tranh luận không nên cho rằng bạn hoàn toàn đúng, là chiến thắng còn nửa kia là sai, là thất bại? Có thể bạn luôn cho mình là có lý nhưng hãy nên suy nghĩ lại bởi vì điều này chẳng đem lại hiệu quả gì cho cả hai. Trong cuộc sống lứa đôi có thể ví như đội bóng (hai người) nếu đã làm điều gì sai lầm thì hãy cùng nhau sửa chữa xây dựng và trên tinh thần đoàn kết, bao dung. Hãy tìm ra những giải pháp phù họp cho cả hai nhằm tránh những xung đột trong đời sống và đồng nghĩa rằng bạn chiến thắng, cả hai cùng chiến thắng!!
- Nên có những chấp nhận
Bạn đừng sợ rằng làm như vậy sẽ bộc lộ điểm yếu của bạn. Khi bạn chấp nhận có nghĩa là bạn đã đặt hoàn toàn niềm tin vào người bạn đời. Khi bạn tự nhận những khuyết điểm, những lỗi lầm của mình thì đồng nghĩa bạn đã mở ra hướng đi mới với đầy đủ những ý thức và trách nhiệm, những học hỏi, sự chân thật để tiến về phía trước bất chấp những trở ngại.
- Hãy nên bày tỏ những suy nghĩ của chính mình
Trong cuộc trò chuyện hay tranh cãi nếu bạn không dám bày tỏ quan điểm suy nghĩ của chính mình thì đôi khi gây sự hiểu nhầm đáng tiếc. Hãy lắng nghe những cảm xúc, những suy nghĩ của chính bản thân và rồi được bày tỏ được trao đổi với người bạn đời ngay cả khi đang tức giận hay lo sợ. Đừng giả vờ mọi chuyện đều tốt đẹp khi thực tế không phải như vậy. Hãy trung thực và hãy nói lên những nhu cầu chính đáng và đó chính là nền tảng để xây dựng mối quan hệ bền vững trong cuộc sống hôn nhân.